Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Luân Giói

ĐỔI MỚI TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP

Thứ hai - 18/12/2023 15:17
Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc; trong đó giáo viên chủ nhiệm được hưởng số tiết kiêm nhiệm theo quy định. Đây là tiết học quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
ĐỔI MỚI TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP
          Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc; trong đó giáo viên chủ nhiệm được hưởng số tiết kiêm nhiệm theo quy định. Đây là tiết học quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
         Tiết sinh hoạt lớp là thời điểm để học sinh bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm của cá nhân sau một tuần học tập; là dịp để mỗi học sinh tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân, tập thể lớp sau mỗi tuần học. Từ đó, xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm hoàn thành tốt kế hoạch năm học mà lớp đã đề ra.
        Thông qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh hình thành kĩ năng tự quản, có ý thức chấp hành tốt nề nếp, kỷ luật của trường lớp; nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, sống có trách nhiệm, là thời gian để giáo viên tuyên dương những học sinh có nhiều điểm tốt hoặc hoạt động năng nổ và phê bình, xử lí các học sinh vi phạm nội quy trong tuần. Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của tiết SHL không chỉ nằm ở tiếng nói của GVCN, nó cần có sự đóng góp của mọi thành viên trong lớp.
       Để có một tiết sinh hoạt đạt hiệu quả mỗi giáo viên chủ nhiệm cần thực hiện những việc làm sau:
       1. Biến giờ SHL thành một buổi biểu diễn văn nghệ
        Khuyến khích các em hát hoặc thể hiện các tài năng khác của bản thân sẽ giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Ví dụ, giáo viên bốc thăm một người bất kì lên hát, sau đó bạn này có quyền chỉ định người tiếp theo.
        Hoạt động này còn giúp lớp học thoải mái, đoàn kết hơn và khiến cho học sinh yêu lớp học của mình hơn. Nếu giáo viên cũng đóng góp tiết mục trong hoạt động tìm kiếm tài năng này thì tiết sinh hoạt còn thú vị hơn nhiều vì lúc này khoảng cách giữa GVCN với học trò là số không.
        2. Để học sinh tự tổ chức các trò chơi cho nhau
        Mỗi tuần giao cho một tổ tổ chức một trò chơi cho lớp và tự điều khiển hoạt động. Việc này giúp học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo cũng như kỹ năng lãnh đạo. Không khí của giờ SHL sẽ trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ mà học sinh nào cũng thích và muốn nó được kéo dài thêm nữa.
        Bằng việc đa dạng hóa các hoạt động giờ sinh hoạt lớp, học sinh vừa được làm việc cá nhân, vừa được làm việc nhóm trong một bầu không khí rất dễ chịu mà không hề có rào cản giữa giáo viên với học sinh. Một khi học sinh cảm thấy yêu thích lớp học của mình, chúng sẽ muốn được tới trường, muốn được học, muốn được đóng góp thành tích để cùng xây dựng một tập thể lớp vững mạnh để chúng có thể tự hào về chính cái tập thể ấy, tự hào về người GVCN ấy và tự hào về chính bản thân mình.
        3.Tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể hấp dẫn
        Bên cạnh việc giáo dục về đạo đức, lối sống, người giáo viên chủ nhiệm cần tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích để các em có thể “học mà chơi, chơi mà học”. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng một môi trường “học tập - vui chơi” để tất cả học sinh được trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường hoạt động tập thể để nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể lớp. Giờ sinh hoạt lớp với không khí thoải mái, nhẹ nhàng học sinh chia sẻ những tâm tư, tình cảm, mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của cá nhân và sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp từ các thành viên trong lớp với thái độ tôn trọng. Trong giờ sinh hoạt lớp, dựa vào điều kiện và tình hình đặc điểm của lớp chủ nhiệm mà giáo viên chủ nhiệm lồng ghép tổ chức các hoạt động tập thể như sau: Tổ chức các hoạt động cho học sinh được trải nghiệm cảm xúc; tổ chức cho học sinh thảo luận theo chủ đề; tổ chức các hoạt động văn nghệ - trò chơi tập thể. “Đối với hoạt động tổ chức trò chơi tập thể - văn nghệ, để tổ chức thành công, giáo viên cần nắm được các nội dung chủ đề ở từng tháng và ban cán sự lớp phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo. Giáo viên cần tổ chức các hoạt động một cách tự nhiên, khoa học, tránh sự áp đặt, gượng ép; quan sát nhu cầu nhận thức của học sinh để lập chủ đề sinh hoạt phù hợp. Nội dung chủ đề mang tính thời sự, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh gắn liền với công tác xây dựng nhân cách học sinh.
       Một số hình ảnh của tiết "Sinh hoạt lớp" của lớp 1A3 trường PTDTBT TH Luân Giói:
              
z4983930346883 2d5e3255db873c3b3402cdb631059bb9
z4983930353146 3cbdf03be1c99a5548b333d8a9c4a560
z4983930359150 bf8454ce35f3887681f527a4b9545fef
z4983930366849 b69d9c870601dbfca3c3750152f7f181
z4983930371751 2260301665b34aa289fe8f2406d58375

Tác giả bài viết: Phạm Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1,1A2,1A3,1A4,2A3,2A4,3A1,3A3,3A4,4A1,4A2,4A3,4A4,5A2,5A3 Cờ đỏ
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay155
  • Tháng hiện tại3,161
  • Tổng lượt truy cập165,194
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính