Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Luân Giói

Những điểm mới trong SGK Tiếng Việt lớp 1

Thứ hai - 27/12/2021 22:52
Sách giáo khoa tiếng việt 1 có các điểm mới:
Những điểm mới trong SGK Tiếng Việt lớp 1
Những điểm mới trong SGK Tiếng Việt lớp 1
Sách giáo khoa tiếng việt 1 có các điểm mới:
1. Ngay từ những bài đầu tiên, sách đã đặt những âm chữ được học vào câu, gắn với một sự việc, trạng thái cụ thể. Như vậy, khác với nhiều SGK Tiếng Việt cho lớp 1 khác, ở giai đoạn đầu, dạy âm chữ chỉ gắn với từ ngữ (đơn vị định danh), cuốn sách Tiếng Việt 1 này dạy âm chữ gắn ngay với câu (đơn vị giao tiếp). Từ câu trọn vẹn để nhận biết âm chữ, vần; rồi từ âm chữ, vần ghép thành tiếng, từ ngữ, câu, đoạn.
2. SGK dạy học tiếng  “giới thiệu” âm chữ mới trong bài học qua đơn vị câu. Tăng cường gắn kết đơn vị ngôn ngữ cần dạy học với ngữ cảnh giao tiếp là xu hướng dạy học ngôn ngữ hiện đại, có cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc, được SGK của nhiều nước phát triển áp dụng. Tiếng Việt 1 nỗ lực đổi mới theo cách tiếp cận đó. Ngoài ra, Tiếng Việt 1 cũng tạo cho HS cơ hội tự đọc được câu ngay từ bài đầu (từ câu đơn giản nhất là A!). Theo cách này, HS không chỉ được phát triển nhanh kĩ năng giao tiếp mà còn có được cơ hội phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, suy luận,…Việc dạy học các vần riêng biệt kết thúc ở học kỳ 1. Sang học kỳ 2, học các văn bản trọn vẹn. Để thực hiện được ý tưởng đó, Tiếng Việt 1 áp dụng những giải pháp sau: Các vần ít thông dụng, đặc biệt là vừa ít thông dụng vừa khó (24 vần), được học ở tập hai, lồng ghép vào văn bản đọc, tức gắn vần với từ ngữ chứa vần đó và đưa từ ngữ chứa vần đó vào ngữ cảnh giao tiếp, chứ không dạy thành bài riêng biệt như ở tập một. Đây là giải pháp cơ bản. Sách thiết kế (20) bài học có 3 vần (bên cạnh 14 bài học 2 vần và 6 bài học 4 vần). Các bài 3 hoặc 4 vần thường bao gồm những vần đơn giản (dễ đọc, dễ viết), phát âm gần nhau và viết tương tự nhau, giúp HS phát huy được khả năng loại suy khi đánh vần, rút ngắn được thời gian học các vần riêng lẻ. Để không tạo áp lực đối với GV và HS, Tiếng Việt 1 thiết kế số lượng tiếng, từ ngữ cần viết trong các bài 3 hoặc 4 vần tương đương các bài 2 vần. Sách cũng chủ trương HS không nhất thiết phải đọc, viết thành thạo các vần ngay sau khi học xong các vần đó. Trong vòng 2 tiết của một bài học, HS đọc và viết các vần đến mức độ nào tùy thuộc vào khả năng của mỗi em. Kĩ năng đọc và viết các vần trong bài sẽ được củng cố, phát triển trong 2 tiết luyện tập tăng thêm trong mỗi tuần, trong bài ôn tập cuối tuần và được lặp đi lặp lại trong những bài học còn lại của sách.
 

3. Các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được kết nối và dạy học tích hợp trong một bài học. Trong sách Tiếng Việt 1 này, người đọc không tìm thấy các “phân môn” mà chỉ nhìn thấy các hoạt động giao tiếp. Cách thiết kế bài học dựa trên các “trục kĩ năng” đọc, viết, nói và nghe là một xu hướng phổ biến đối với SGK dạy học ngôn ngữ.
3. Ngữ liệu bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hòa giữa văn bản văn học và văn bản thông tin. Các văn bản được chọn lựa kĩ lưỡng, có nội dung phù hợp với hiểu biết và trải nghiệm đã có của người học, có hình thức ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực và có tính thẩm mĩ cao.
4. Nội dung bài học được thiết kế dưới dạng các hoạt động, bắt đầu bằng các câu lệnh thể hiện yêu cầu mà người học cần phải thực hiện. Nhờ đó, HS có thể dùng sách để tự học, cha mẹ HS có thể giúp con mình học tập ở nhà, GV thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.
 
5. Với cách thiết kế nội dung dạy học có tính tích hợp liên môn cao và phương pháp dạy học hiện đại, Tiếng Việt 1 không chỉ giúp HS học tiếng Việt mà còn được tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh; trao đổi các ý tưởng, tham gia các hoạt động tương tác; có cơ hội kết nối với trải nghiệm cá nhân trong tiếp cận cái mới, phát triển cá tính lành mạnh và tư duy độc lập.
6. Theo yêu cầu của CT mới, Tiếng Việt 1 chú ý dành thời gian cho hoạt động đọc mở rộng. Đây là hoạt động tạo cho HS có được cơ hội tự tìm thêm sách để đọc theo sở thích của bản thân với sự hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra của GV.
7. Sách có hình thức trình bày và tranh ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn. HS sẽ cảm thấy thích thú với việc học tiếng Việt và từng bước khám phá những bài học viết cho các em trong sách.
        Từ những điểm mới trên mỗi thầy cô phải linh hoạt lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình giảng dạy.
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1,1A2,1A3,1A4,2A3,2A4,3A1,3A3,3A4,4A1,4A2,4A3,4A4,5A2,5A3 Cờ đỏ
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay225
  • Tháng hiện tại3,231
  • Tổng lượt truy cập165,264
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính