LỚP XMC XÃ LUÂN GIÓI GIAI ĐOẠN 2 NĂM HỌC 2023-2024
- Thứ tư - 22/05/2024 12:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện văn bản số55/KH-PGDĐT ngày 27/02/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đôngvề Kế hoạch mở lớp giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ giai đoạn 2 năm 2024 huyện Điện Biên Đông;
Nhằm hoàn thành mục tiêu đạt các tiêu chí về giáo dục và đào tạo đến năm 2025 xã Luân Giói đạt chuẩn nông thôn mới, ngày 26/2/2024 Trường PTDTBT TH Luân Giói xã Luân Giói khai giảng 5 lớp xóa mù chữ với 113 học viên. Trong đó: Tại các bản Giói B 22 học viên; Co Củ 21 học viên; bản Đại 16 học viên; Bản Pa khoang, Pá Khôm 30 học viên, bản Na Lại 24 học viên. 100% học viên là người dân tộc Thái; có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống trên địa bàn xã; độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi thuộc đối tượng đạt chuẩn biết chữ mức độ 1, tiếp tục tham gia lớp học XMC để đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.
Luân Giói là một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, mặt bằng dân trí không đồng đều, số lượng người mù chữ mức độ 2 ở độ tuổi 25-60 còn cao nên công tác mở lớp xóa mù chữ (giai đoạn 2) cho các đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một việc làm vô cùng cần thiết.
Để đảm bảo các điều kiện mở lớp,Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ xã Luân Giói giao cho các trưởng bản, bí thư bản, trưởng ban công tác mặt trận, hội Phụ nữ thôn bản tham gia công tác tuyên truyền, vận động học viên ra lớp; Giao trách nhiệm cho trường PTDTBT TH Luân Giói bố trí đảm bảo cơ sở vật chất để tổ chức lớp học như: Phòng học, thiết bị dạy học, bảng lớp, bàn ghế, điện chiếu sáng, tài liệu, sách giáo khoa, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên, học viên. Phân công giáo viên dạy lớp XMC, ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học và là người địa phương, biết tiếng địa phương.
Các giáo viên được phân công giảng dạy đều nhiệt tình,tâm huyết với nghề, ban ngày tham gia giảng dạy các lớp giáo dục chính quy, buổi tối giảng dạy lớp tiếp tục giáo dục sau biết chữ với mong muốn dạy cho bà con biết đọc, viết, tính toán để giúp bà con thay đổi cuộc sống của mình.
Việc huy động và duy trì các lớp XMC là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhiều học viên trong độ tuổi lao động thường xuyên đi làm ăn ở xa, ít khi về địa phương, mặt khác tâm lý e ngại của một bộ phận học viên vì tuổi tác cao, khó tiếp thu kiến thức, bận công việc mùa màng nông vụ…cũng là một vấn đề đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của BGH trường PTDTBT TH Luân Giói và sự cố gẵng nỗ lực của các giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy.
Qua thời gian mở lớp, các học viên lớp học bản Co Củ, Bản Đại, Na Lại, Pá Khoang, Pá Khôm là các lớp dẫn đầu trong việc huy động và duy trì sĩ số. Nhiều học viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc biết chữ và tính toán nên cố gắng sắp xếp bố trí công việc gia đình đến lớp học tập. Một số học viên bày tỏ sẽ cố gắng học tập để biết chữ, tự tin mạnh dạn giao tiếp, học hỏi giáo viên những điều chưa biết, không ngại khó, không ngại khổ để có tương lai tốt đẹp hơn.
Điều đặc biệt, có nhiều học viên ngoài đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn khát khao đi học chữ. Bà Lò Thị Tống(dân tộc Thái- bản Co Củ) nay đã 58 tuổi. Sau một ngày làm vất vả, hằng đêm bà vẫn mang sách vở đến lớp học chữ. Vốn sinh ra trong gia đình nghèo khó nên từ nhỏ bà không có điều kiện đi học. Lớn lên lập gia đình lại lo làm kiếm tiền nuôi con nên bà càng không nghĩ đến việc đi học. Tuy tuổi đã cao nhưng mỗi lần các cháu nội, ngoại hỏi sao bà không biết đọc, biết viết đã thôi thúc bà đi học chữ. Bà chia sẻ: “Nay được đi học chữ, tôi thích lắm! Mình biết đọc, biết viết sau này còn chỉ cho các cháu. Hiện tôi đã biết viết, đọc và tính toán.Tôi còn biết tìm tên con trên điện thoại để gọi cho chúng nó, vui lắm…” Còn rất nhiều học viên khác cũng có tâm trạng phấn khởi như bà.
Chương trình xóa mù chữ (giai đoạn 2) năm 2024 cho bà con đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn với mục đích nâng cao năng lực đọc, viết, tính toán cho các học viên nhằm giảm thiểu số dân không biết chữ hoặc “biết ít chữ” đến biết đọc, biết viết, biết tính toán và hiểu thêm về kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng, có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống lao động sản xuất. Qua đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ, về trách nhiệm phải học để biết chữ và quyền được biết chữ của mỗi người dân.
(Một số hình ảnh trong lớp học)
Luân Giói là một xã vùng cao của huyện Điện Biên Đông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, mặt bằng dân trí không đồng đều, số lượng người mù chữ mức độ 2 ở độ tuổi 25-60 còn cao nên công tác mở lớp xóa mù chữ (giai đoạn 2) cho các đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một việc làm vô cùng cần thiết.
Để đảm bảo các điều kiện mở lớp,Ban giám hiệu nhà trường đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ xã Luân Giói giao cho các trưởng bản, bí thư bản, trưởng ban công tác mặt trận, hội Phụ nữ thôn bản tham gia công tác tuyên truyền, vận động học viên ra lớp; Giao trách nhiệm cho trường PTDTBT TH Luân Giói bố trí đảm bảo cơ sở vật chất để tổ chức lớp học như: Phòng học, thiết bị dạy học, bảng lớp, bàn ghế, điện chiếu sáng, tài liệu, sách giáo khoa, văn phòng phẩm phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên, học viên. Phân công giáo viên dạy lớp XMC, ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học và là người địa phương, biết tiếng địa phương.
Các giáo viên được phân công giảng dạy đều nhiệt tình,tâm huyết với nghề, ban ngày tham gia giảng dạy các lớp giáo dục chính quy, buổi tối giảng dạy lớp tiếp tục giáo dục sau biết chữ với mong muốn dạy cho bà con biết đọc, viết, tính toán để giúp bà con thay đổi cuộc sống của mình.
Việc huy động và duy trì các lớp XMC là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhiều học viên trong độ tuổi lao động thường xuyên đi làm ăn ở xa, ít khi về địa phương, mặt khác tâm lý e ngại của một bộ phận học viên vì tuổi tác cao, khó tiếp thu kiến thức, bận công việc mùa màng nông vụ…cũng là một vấn đề đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của BGH trường PTDTBT TH Luân Giói và sự cố gẵng nỗ lực của các giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy.
Qua thời gian mở lớp, các học viên lớp học bản Co Củ, Bản Đại, Na Lại, Pá Khoang, Pá Khôm là các lớp dẫn đầu trong việc huy động và duy trì sĩ số. Nhiều học viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc biết chữ và tính toán nên cố gắng sắp xếp bố trí công việc gia đình đến lớp học tập. Một số học viên bày tỏ sẽ cố gắng học tập để biết chữ, tự tin mạnh dạn giao tiếp, học hỏi giáo viên những điều chưa biết, không ngại khó, không ngại khổ để có tương lai tốt đẹp hơn.
Điều đặc biệt, có nhiều học viên ngoài đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn khát khao đi học chữ. Bà Lò Thị Tống(dân tộc Thái- bản Co Củ) nay đã 58 tuổi. Sau một ngày làm vất vả, hằng đêm bà vẫn mang sách vở đến lớp học chữ. Vốn sinh ra trong gia đình nghèo khó nên từ nhỏ bà không có điều kiện đi học. Lớn lên lập gia đình lại lo làm kiếm tiền nuôi con nên bà càng không nghĩ đến việc đi học. Tuy tuổi đã cao nhưng mỗi lần các cháu nội, ngoại hỏi sao bà không biết đọc, biết viết đã thôi thúc bà đi học chữ. Bà chia sẻ: “Nay được đi học chữ, tôi thích lắm! Mình biết đọc, biết viết sau này còn chỉ cho các cháu. Hiện tôi đã biết viết, đọc và tính toán.Tôi còn biết tìm tên con trên điện thoại để gọi cho chúng nó, vui lắm…” Còn rất nhiều học viên khác cũng có tâm trạng phấn khởi như bà.
Chương trình xóa mù chữ (giai đoạn 2) năm 2024 cho bà con đồng bào dân tộc Thái trên địa bàn với mục đích nâng cao năng lực đọc, viết, tính toán cho các học viên nhằm giảm thiểu số dân không biết chữ hoặc “biết ít chữ” đến biết đọc, biết viết, biết tính toán và hiểu thêm về kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp trong cộng đồng, có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống lao động sản xuất. Qua đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ, về trách nhiệm phải học để biết chữ và quyền được biết chữ của mỗi người dân.
(Một số hình ảnh trong lớp học)